Tiểu khó ở nam giới là hiện tượng tương đối phổ biến và đây có thể là một tín hiệu cho thấy hệ tiết niệu đang gặp vấn đề. Nếu không được xử lý sớm, tình trạng này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể. Chính vì vậy, bài viết sau sẽ liệt kê các nguyên nhân tiềm ẩn của hiện tượng tiểu khó và cách khắc phục hiệu quả giúp nam giới có thêm thông tin hữu ích trong quá trình khám chữa bệnh.
TIỂU KHÓ LÀ GÌ? CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
Thông thường, nam giới có thể bài tiết nước tiểu ra ngoài thông qua đường niệu đạo, cảm giác thoải mái, dễ chịu, nhẹ bàng quang. Do đó, tiểu khó là khi tiểu tiện phải dùng sức rặn mạnh, rặn lâu nước tiểu mới ra được.
Bên cạnh đó, sau khi tiểu vẫn có cảm giác muốn đi tiểu tiếp, bàng quang không có cảm giác nhẹ đi vì bên trong còn ứ đọng nước tiểu. Đi tiểu khó được đánh giá là sự mất cân bằng giữa sự co bóp bàng quang bất thường với hiện tượng tắc niệu đạo.
Khi nam giới bị chứng tiểu khó sẽ kèm một số dấu hiệu nhận biết như:
Cảm giác tiểu không hết: Sau khi tiểu tiện nam giới vẫn không thấy thoải mái, kiểu tiểu không hết. Lúc này vùng bụng nặng, luôn có cảm giác muốn đi tiểu.
Lượng nước tiểu ít: Với người mắc chứng khó tiểu, lượng nước tiểu đi được mỗi lần tiểu rất ít, chỉ đạt khoảng từ 50ml – 100ml/lần. Chính vấn đề này đã khiến nước tiểu còn đọng lại trong bàng quang khá nhiều.
Tiểu ngắt quãng, tiểu nhỏ giọt: Dòng tiểu đứt quãng không chảy thành dòng. Thậm chí có nhiều trường hợp bị nhỏ giọt, tiểu không tự chủ, tiểu buốt rát rất khó chịu.
Đi tiểu nhiều lần: Vì luôn có cảm giác buồn tiểu nên nam giới phải đi tiểu tiện nhiều lần kể cả ngày lẫn đêm. Điều này gây nhiều bất tiền trong cuộc sống, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
TỔNG HỢP NGUYÊN NHÂN GÂY TIỂU KHÓ Ở NAM GIỚI
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng tiểu khó, nhưng phổ biến nhất là do:
1. Viêm niệu đạo
Bệnh do Chlamydia, Neisseria gonorrhoeae (lậu cầu), virus Herpes, Trichomonas hoặc nấm Candida gây ra và lây qua chủ yếu bằng đường quan hệ không an toàn. Khi mắc bệnh, nam giới sẽ gặp các dấu hiệu như: Tiểu buốt, tiểu khó, đau buốt dọc niệu đạo, nước tiểu có mùi khai/màu đục, tiểu tiện nóng rát.
2. Viêm bàng quang
Đây là một dạng nhiễm trùng đường tiết niệu, chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh tại bàng quang. Khi mắc bệnh nam giới sẽ có các triệu chứng điển hình như: Nước tiểu đục, có mùi hôi khó chịu, có máu lẫn trong nước tiểu, đau và nóng rát khi tiểu, tiểu nhiều về đêm, tiểu khó kéo dài, tiểu rắt, lượng nước tiểu ít,…
3.Sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang là tình trạng ứ đọng nước tiểu trong bàng quang, tiểu không hết hình thành các tinh thể trong bàng quang, lâu ngày gây ra sỏi trong bàng quang. Khi bị sỏi bàng quang, nam giới sẽ có triệu chứng điển hình là tiểu khó, tiểu buốt, đi tiểu không tự chủ.
4 Bệnh về tuyến tiền liệt
Các bệnh về tuyến tiền liệt gây tiểu rắt, tiểu khó mà nam giới nên lưu tâm đó là: Viêm tuyến tiền liệt, phì đại và ung thư tuyến tiền liệt. Những bệnh này thường gặp ở người bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, trải qua phẫu thuật hoặc làm việc trong môi trường phải hoạt động đi lại nhiều.
5. Hẹp niệu đạo
Tiểu khó, tia tiểu nhỏ dần, tiểu phải gắng sức, tiểu cảm giác không hết là những dấu hiệu cho thấy nam giới bị hẹp niệu đạo rất cao. Tình trạng này thường gặp ở những người có những can thiệp vào niệu đạo, chấn thương niệu đạo như: Cắt bao quy đầu, đặt ống thông niệu đạo, mổ nội soi đường tiết niệu ngược dòng…

HƯỚNG DẪN CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG TIỂU KHÓ TẠI ĐA KHOA BẠCH MAI
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp hỗ trợ chữa trị chứng tiểu khó hiệu quả mà nam giới có thể sử dụng. Dựa vào kết quả thăm khám, xét nghiệm mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương thức điều trị phù hợp với thể trạng và mức độ tổn thương đang gặp phải.
Hiện nay, Phòng khám Bạch Mai Thái Nguyên tại 698, Lương Ngọc Quyến, phường Đồng Quang TP Thái Nguyên đã và đang áp dụng các phác đồ sau đây:
Điều trị nội khoa: Khi được thăm khám và xác định nguyên nhân gây chứng tiểu khó do viêm nhiễm mức độ nhẹ. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, cải thiện chứng rối loạn tiểu tiện hiệu quả.
Kỹ thuật CRS: Nếu tình trạng tiểu khó của nam giới do viêm nhiễm nặng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng kỹ thuật CRS. Với các tia sóng ngắn sẽ giúp đẩy lùi viêm nhiễm, tái tạo tế bào mới. Đồng thời, hỗ trợ tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
Phương pháp ngoại khoa: Ở phác đồ này bác sĩ thường tiến hành tiểu phẫu nội soi bàng quang viêm, tiểu phẫu gắp sỏi, tiểu phẫu thông tắc ống dẫn nước tiểu,… cho các trường hợp liên quan đến bàng quang và hẹp niệu đạo để khắc phục tốt bệnh lý.
Bài viết trên đây đã chia sẻ thông tin liên quan đến chứng tiểu khó ở nam giới: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả. Nếu còn điều gì vướng mắc, vui lòng gọi đến hotline 0824558871 hoặc trao đổi tại khung chat bên dưới. Mọi thông tin hỗ trợ hoàn toàn miễn phí và bảo mật.